Tượng Phật Đá Điêu Khắc
Tượng Phật Đá điêu khắc
Để tạc dựng được một bức tượng Phật bằng đá không hề đơn giản. Từ khâu khai thác, vận chuyển đến việc tạo hình cho đá.
Vì đá là chất liệu nặng nhất trong những chất liệu dùng để dựng tượng nên việc vận chuyển không hề đơn giản. Có những bức tượng nặng hàng chục tấn, phải dùng đến những xe cẩu trọng tải lớn để nâng, bốc và vận chuyển. Các mỏ đá hầu hết ở miền trung hoặc miền bắc Việt Nam, Công ty Ngũ Hành Sơn phải vận chuyển và sản xuất tại Củ Chi, Tp.HCM.
Đá được cắt, đẽo gọt, mài dũa bằng những bàn tay. Có những người thợ tạo hình trước bằng cách cắt bỏ từng chút từng chút một, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác. Có những bức tượng lớn, cao hàng chục mét, thợ phải lập giàn dáo để thao tác.
Khi dáng tượng được hoàn thiện, người thợ chính có tay nghề cao bằng sự am hiểu và kỹ năng của mình, anh ấy phải thổi hồn cho tượng. Đây là việc quyết định giá trị của một bức tượng đặc biệt là khi tạo tác một bức tượng Phật.
Tượng Phật đòi hỏi sự khắt khe trong quá trình hoàn thiện khuôn diện. Người tạo tác phải học hỏi, thấu hiểu, có kỹ thuật điêu luyện và đặt hết tâm tư tình cảm của mình vào trong từng đường nét của bức tượng. Một bức tượng Phật chỉ được hoàn thiện khi đạt được vẽ đẹp thẩm mỹ trong từng đường nét và toát lên được thần thái và “có hồn” khi chiêm ngắm. Điều này hoàn toàn không dễ dàng. Tượng Phật Adida nghiêm trang, tượng Phật Bà Quan Âm dịu dàng, ấm áp, Tượng Phật Di Lặc vui tươi, hoan hỉ…
Đá đã ngủ giấc ngàn năm, đá tỉnh thức trong hình hài các Đức Phật. Đá hồi sinh giữa đời vô thường để mang chúng ta về miền thức tỉnh. Thật nhiệm màu.